Nghệ thuật trình diễn Trống đôi, Cồng ba, Chiêng năm ở Xí Thoại
  • Manage No, Sortation, Country, Writer ,Date, Copyright
    Manage No EE00002684
    Country Vietnam
    ICH Domain Performing Arts
    Year of Designation 2015
Translated by ChatGPT
Description Nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm là sự kết hợp tài tình giữa ba loại nhạc cụ với số lượng cụ thể: hai trống (Chi gưl), ba cồng (Mí - mẹ, Mai - chị và Con - con) và năm chiêng (Pồng, Pềnh, Pang, Poong, Pếnh). Cồng giữ bè trầm, âm sắc sâu lắng, tiết tấu chậm rãi. Chiêng mang âm hưởng thanh thoát, nhẹ nhàng, vang, ngân xa. Tiếng trống sôi nổi, mạnh mẽ đẩy hợp âm lên cao trào. Để tạo âm thanh, các nghệ nhận không đánh trống bằng dùi mà múa trống bằng cách dùng 4 đầu ngón tay, bàn tay để vê, vuốt, vỗ trên bề mặt trống, tạo ra các âm sắc và tiết tấu phức tạp. Khi trình diễn, 2 nghệ nhân đeo trống ngang trước bụng, đứng đối diện nhau, chân nhún nhảy, di chuyển, tay thực hiện các thao tác một cách nhịp nhàng. Do đó, các nghệ nhân ngoài khả năng chơi nhạc cụ, thẩm âm tốt còn phải có sức khoẻ tốt. Trong tâm thức của người Ba Na và Chăm H’roi, tiếng chiêng, tiếng cồng là thứ tín hiệu đặc biệt để con người có thể kết nối với các Giàng, các vị thần linh. Do vậy, nghệ thuật trống đôi, cồng ba, chiêng năm được trình diễn trong nhiều dịp như: đám cưới, đám tang, các dịp lễ hội của cộng đồng. Trong lễ cầu hôn, nó tựa như lời nhắc nhở đôi trai gái yêu thương nhau, thủy chung. Khi có người qua đời, âm thanh của nó buồn bã, nỉ non như lời tiễn biệt người đã mất. Nó vừa mang tính nghệ thuật, giải trí, vừa mang tính thiêng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của chủ thể di sản văn hoá.
Community Xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Information source
Vietnam National Institute Culture and Arts Studies (VICAS)
http://vicas.org.vn